Đọc ý tưởng


Tớ muốn nói về ý tưởng. Mà chưa biết ý tưởng là gì nữa. Để đi tìm hiểu xem nó là gì đã. Define it, or analyse it?
Lấy 1 cái gì để so sánh, nếu ý tưởng giống cái đã biết khá là rõ thì có thể hiểu được sơ sơ. Hoặc bổ nó ra, chẻ nó, rồi đi xử lý các mảnh ghép để cuối cùng đóng gói lại?
Cả 2 cách này dường như đều có lỗ hổng gì đó, cơ mà ai là người đặt ra cái tên ý tưởng nhỉ? Cho nó ra làm gì để khiến mình đi tìm hiểu về nó?
Từ hồi trẻ con lon ton, đứa bé còn chưa có hiểu biết gì. Nó chả thèm quan tâm đến ngôn ngữ. À, có thể nó biết nói, biết nghe, và hiểu - trong chừng mực nào đó (có ai hiểu hết được đâu mà sợ). Còn lại chả cần quan tâm tới việc đọc, hay đánh vần gì cả.
Các hình ảnh từ thế giới đi vào trong tâm trí. Tâm trí đặt tên cho các phần của hình ảnh. Và bởi vì người ta không thể nào mang cả cái hình ảnh trong đầu mình đưa cho người khác xem được, nên ngôn ngữ mới hình thành. Giá mà cái chuyện vẽ vời trên hang động cứ tiếp tục duy trì thì có phải đỡ mệt đi bao nhiêu không.
Và như thế, lịch sử chữ viết ra đời. Những từ ngữ vô nghĩa và những lắp ghép khó hiểu được đặt cạnh nhau. Người ta bắt đầu có ảo-tưởng-sức-mạnh với chúng, những kí tự vô nghĩa. Họ đi vào trò chơi sắp xếp, xây dựng thế giới của riêng mình trong đó. Nhiều khi đến nỗi họ không biết được mình đang muốn nói tới điều gì cho người khác hiểu.
Hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu cuốn sách ra đời. Bọn mảnh ghép vô nghĩa cứ chạy nhảy trước mắt chúng ta mà không-thể-nào-hiểu-được rốt cục tất cả bọn chúng muốn nói về điều gì.
Chúng chỉ là những mảnh ghép!
Quay trở lại chủ đề về ý tưởng. Bằng một cách nào đó (chưa biết là đúng hay là sai), các kí tự vô hồn lắp ghép lại với nhau thành bức tranh. Bức tranh bừng sáng và động đậy. Trong bức tranh có đủ mọi cây cối, hoa lá và chim muông. Chúng bắt đầu sống cuộc sống của mình và câu chuyện cứ thế diễn ra. Dường như, chúng ta nhìn thấy câu chuyện xảy ra y như cách chúng ta thấy trong đời thực vậy.
Sau khi đi một vòng, có thể tạm định nghĩa ý tưởng là sự miêu tả, tái hiện lại đời sống hiện thực từ những mảnh ghép kí tự rời rạc.
Vậy chúng ta rút ra được gì từ điều này?
Khi đọc sách, chúng ta đi vào trong không gian của cuốn sách, trở thành nhân vật trong câu chuyện, và hành động với những tính cách, đặc điểm xác định.
Lúc đó, chúng ta đang SỐNG cùng với thế giới của cuốn sách...
No comments

No comments :

Post a Comment